< Index
phan bội châu tiểu sử ( trích )
Author: unknown author, 1926
Source: http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/876/
COMPLETE 121 lines

Quốc ngữ (國語) version (page 1-8 only): http://www.hannom.org.vn/detail.asp?p... “Sau 20 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, 5-1925 cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải rồi đưa về nước để xử án tử hình. Một phong trào quần chúng yêu nước rầm rộ nổi lên khắp nơi trong nước đòi ân xá cho cụ Phan. Tại toà án đại hình, cụ Phan đã dõng dạc bảo vệ chính nghĩa yêu nước của mình, lên án tội ác của thực dân Pháp xâm lược. Báo chí quốc ngữ trong khoảng thời gian này liên tiếp đăng tải các tin bài liên quan đến vụ án cụ Phan. Nhưng lúc bấy giờ radio thì chưa có mà số người biết đọc báo chí quốc ngữ cũng chỉ hạn chế rất ít trong tầng lớp trí thức học sinh, công chức ở thành thị. Nhà tàng bản Liễu Văn Đường đã nhờ người biết quốc ngữ và chữ Nôm kịp thời đưa tin cho lớp trung niên cả ở thôn quê và thành thị được đọc biết. Tập tiểu sử Phan Bội Châu có thể coi là một trong số những tài liệu khá sớm công bố tiểu sử của nhà chí sĩ cách mạng “Ông quê ở làng Đan Nhiễm huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, sinh năm 1866, năm nay 59 tuổi, thân phụ là cụ Phan Văn Phố, thân mẫu là cụ Phan Thị Xuân đỗ thủ khoa trường Nghệ năm Canh Tí (1900)…”. Tiếp sau là tiểu sử tóm tắt, tập sách có các chuyên mục: -Cái quan niệm về việc cụ Phan: dư luận của các giới xã hội đối với sự kiện cụ Phan bị bắt. -Nói về việc ân xá cụ Phan. -Một người quan hệ với thời cục. Việc nhà xuất bản (kiểu cũ) in ấn kịp thời tập sách này, cho thấy hầu như là trong một vài cố gắng cuối cùng, chữ Nôm vẫn theo sát những diễn biến lớn trong đời sống chính trị xã hội của đất nước, tập sách vì vậy cũng có tác dụng tốt đáng ghi nhận, đồng thời đến nay vẫn có giá trị tham khảo đối với những người nghiên cứu về Phan Bội Châu.” (Thọ, pp. 300-301).